Thông tin về Chương trình ETEP
Lượt xem:
Tên Chương trình: Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Tên tiếng Anh: Enhancing Teacher Education Program
Tên viết tắt: Chương trình ETEP
Mục tiêu của Chương trình
Mục tiêu chung: Phát triển các trường đại học sư phạm được lựa chọn và cơ quan quản lý giáo dục để tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV&CBQLCSGDPT), thông qua phát triển nghề nghiệp theo nhu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Mục tiêu cụ thể: (i) Hỗ trợ nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các trường ĐHSP/họv viện được lựa chọn trong đào tạo và bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT; (ii) Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, hoạch định chính sách của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; (iii) Hỗ trợ các trường ĐHSP/học viện được lựa chọn trong hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn của GV&CBQLCSGDPT.
Phạm vi của Chương trình: Chương trình tác động đến tất cả các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục trong toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu vào các trường/khoa ĐHSP/Học viện Quản lý Giáo dục được lựa chọn tham gia Chương trình.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình
Các đối tượng thụ hưởng trực tiếp: (i) GV&CBQL các trường phổ thông và các TTGDTX; (ii) Các trường ĐHSP/Học viện Quản lý Giáo dục được lựa chọn; (iii) Cán bộ quản lý, chỉ đạo về đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT.
Các đối tượng thụ hưởng gián tiếp: (i) Học sinh các trường phổ thông/Học viên các TTGDTX; (ii) Sinh viên các trường ĐHSP/HVQLGD được lựa chọn; (iii) Các trường ĐHSP khác ngoài các trường ĐHSP tham gia Chương trình ETEP; (iv) Cán bộ Sở GD&ĐT các tỉnh và Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố.
Các kết quả chủ yếu của Chương trình: (i) Năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT của các trường đại học sư phạm/học viện được lựa chọn được tăng cường; (ii) Đội ngũ GV&CBQLCSGDPT được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ, có chất lượng, đảm bảo tiến độ; (iii) Các trường đại học sư phạm được hỗ trợ phát triển hệ thống nguồn học liệu mở cho GV&CBQLCSGDPT trên nền tảng CNTT được thực hiện kịp thời, có chất lượng; (iv) Nhu cầu, chất lượng, hiệu quả của chương trình bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT được đánh giá trên hệ thống TEMIS một cách hiệu quả, chính xác và kịp thời.
Chương trình ETEP áp dụng phương thức tài trợ dựa trên kết quả đầu ra (PforR) nhằm đạt được các chỉ số liên kết giải ngân (DLIs), với 4 nhóm kết quả:
(i) Năng lực của các trường ĐHSP được lựa chọn được nâng cao và đội ngũ GV&CBQLCSGDPT phát huy hiệu quả. Sau khi dự án kết thúc, các trường ĐHSP/học viện được Bộ GD&ĐT lựa chọn tham gia Chương trình sẽ được nâng cao năng lực để có thể cung cấp các hướng dẫn chuyên môn cho công tác xây dựng và thực hiện hoạt động BDTX cho giáo viên và CBQLCSGDPT. Năng lực của các trường ĐHSP/học viện này sẽ được đo lường và đánh giá thông qua Chỉ số phát triển các trường sư phạm (TEIDI), được xây dựng riêng trong khuôn khổ Chương trình. Mỗi trường ĐHSP/học viện sẽ chuẩn bị Thỏa thuận Thực hiện Chương trình (PA), là hợp đồng ký kết giữa trường ĐHSP chủ chốt và Bộ GD&ĐT. Trong Thỏa thuận Thực hiện Chương trình, trường ĐHSP đặt ra các cam kết với kết quả cụ thể nhằm có thể tiếp nhận các nguồn lực cần thiết để nâng cao năng lực. Việt ký kết và thực hiện PA cũng như tiến độ báo cáo về chỉ số của mỗi trường/học viện sẽ là hai chỉ số giải ngân cơ bản của cơ chế PforR trong Chương trình ETEP.
(ii) Hệ thống đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của GV&CBQLCSGDPT được xây dựng, làm cơ sở để xây dựng chương trình BDTX. Lĩnh vực này bao gồm việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (TEMIS), với mục tiêu: Đo lường việc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp mới của giáo viên và CBQLCSGDPT; Theo dõi và ghi lại kết quả đánh giá của các chương trình BDTX và ghi lại các đánh giá về nhu cầu BDTX của giáo viên và CBQLCSGDPT.
(iii) Đội ngũ GV&CBQLCSGDPTBDTX được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại cơ sở. Đội ngũ giáo viên cốt cán và CBQLCSGD cốt cán, những người sẽ tham gia tập huấn và nhận hỗ trợ từ các trường ĐHSP tham gia Chương trình ETEP sẽ cung cấp các hỗ trợ chuyên môn ngay tại trường cho các giáo viên và CBQLCSGDPT: Đảm bảo giáo viên và CBQLCSGDPT nhận được những hỗ trợ trực tiếp, kịp thời từ các giáo viên, cán bộ giàu kinh nghiệm, giàu năng lực trong cùng trường để từ đó giải quyết được những thách thức gặp phải khi công tác.
(iv) Số lượng GV&CBQLCSGDPT được tiếp cận các chương trình BDTX và tư liệu học tập thông qua hệ thống CNTT được tăng lên. Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một Hệ thống quản lý học tập toàn diện (LMS), cung cấp bốn dịch vụ BDTX cơ bản cho giáo viên và CBQLCSGDPT: Các khóa đào tạo trực tuyến tương tác theo nhu cầu nhằm phân loại nhu cầu BDTX; Kiến thức theo nhu cầu (ví dụ: giáo trình điện tử và các video về thực tiễn tốt nhất được số hóa và có thể điều chỉnh theo từng nhóm cá nhân) và hỗ trợ cho từng cá nhân (ví dụ: kênh hỗ trợ thông tin – help desk); Cơ hội làm việc trực tuyến với đồng nghiệp và các chuyên gia (ví dụ: mạng lưới giáo viên trên nền tảng mạng xã hội, giao diện di động).
Nguồn: etep.moet.edu.vn