Ngoại khoá “Khoa học tự nhiên và cuộc sống – Hoạt động trải nghiệm STEM”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Sáng ngày 03/4/2021, tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn ra ngoại khoá với chủ đề: “Khoa học tự nhiên và cuộc sống – Hoạt động trải nghiệm STEM”. 

Thầy giáo Lê Văn Tiến, Tổ trưởng tổ Toán phát biểu khai mạc

Với mục đích giúp học sinh (HS) Hiểu biết thế giới tự nhiên, ngày càng làm chủ cuộc sống, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, phát triển thế giới tự nhiên một cách bền vững; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tăng cường tính chủ động và hiệu quả tiếp thu kiến thức, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Chương trình diễn ra với hai hình thức là Rung chuông vàng và hoạt động trải nghiệm STEM.

Thầy giáo Trần Duy Thảo và cô giáo Trần Thị Việt Hằng dẫn chương trình

Chương trình lần lượt đưa ra 20 câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực Toán học, Hoá học và Sinh học. Mỗi câu hỏi thí sinh có 15 giây để suy nghĩ và viết câu trả lời lên bảng. Thí sinh trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1-20. Trả lời sai sẽ rời khỏi sân đấu. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu và trả lời câu hỏi tiếp theo. Người chiến thắng là người còn lại duy nhất trên sàn đấu.

Học sinh tham gia trả lời câu hỏi của chương trình

Câu hỏi đưa ra liên quan đến đời sống hằng ngày có tính thực tiễn cao như: “Bọt bia và bọt Coca-Cola, bọt nào dễ vỡ hơn?” hay “Loại virut nào gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?” hay “Khi bị ong đốt, người ta dùng vôi để bôi vào vết thương. Tại đó xảy ra loại phản ứng hóa học nào?” hoặc câu hỏi lĩnh vực Toán học “Cần cắt một tấm vải ra làm 100 khúc, thời gian cắt một khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt không ngừng nghỉ thì bao lâu sẽ cắt xong tấm vải?”

Phần thi Rung chuông vàng đã diễn ra vô cùng gay cấn và thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, đây là phần thi mà học sinh đã thể hiện được sự vận dụng kiến thức lý thuyết được học trong chương trình chính khóa vào giải thích các tình huống thực tiễn. Ấn tượng hơn cả là màn cứu trợ của các thầy cô trong phần vận chuyển bóng.

Các thầy, cô giáo chơi trò chơi vận động để cứu trợ học sinh

Bằng kiến thức và niềm đam mê với Khoa học tự nhiên em Võ Trọng Tín họcc sinh lớp 11A4 đã xuất sắc dành được vòng nguyệt quế. Em Nguyễn Thị Ngọc Phước lớp 10A5 đoạt giải Nhì; em Bùi Bình Nguyên và Nguyễn Gia Hân đoạt giải Ba.

Thầy giáo Võ Quốc Phong, Phó Hiệu trưởng Phụ trách và Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng
trao Giấy chứng nhận và tiền thưởng cho những em đoạt giải đoạt giải 

Bạn đã bao giờ muốn đo chiều cao của cột cờ ở sân trường mà thấy mình bất lực chưa? Không cần nhờ tới drone, không cần khinh khí cầu, không cần thang, bạn vẫn đo được chiều cao của cột cờ bằng STEM. Đó là phần thứ hai của chương trình ngoại khoá.

Trong tiến trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã lấy giáo dục đào tạo là then chốt, là đòn bẩy cho mọi sự phát triển, trong đó dạy học theo hướng tiếp cận giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống. Một trong những nội dung đổi mới đó là giáo dục STEM. Giáo dục STEM là sự quan tâm đến các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học váo giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

Sau một thời gian nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của quý thầy, cô giáo các em HS đã có những trải nghiệm về STEM và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Với hai nội dung hoạt động STEM, đó là đo chiều cao của cột cờ và quy trình làm phân bón hữu cơ từ lá cây khô rụng trong sân trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Học sinh thực hiện đo cột cờ

Trong cách đo HS đã sử dụng tính chất của phép vị tự, kiến thức ở chương I, hình học lớp 11. Khi nheo mắt ngắm, thì mắt được coi là tâm của phép vị tự, Qua phép vị tự, tâm là mắt của người nhắm với tỉ số vị tự bằng k, sẽ biến cây bút chì thành Cột cờ. Sau đó thực hiện phép quay với tâm quay là trung điểm của bút chì, góc quay 900 và tiếp tục ngắm đến hai người đứng hai bên cột cờ. Sau khi ngắm xong thì khoảng cách giữa hai người chính bằng chiều cao trụ cờ. (vì khoảng cách giữa hai người và chiều cao cột cờ đều là ảnh của cây bút chì qua phép vị tự).

Sau hoạt động STEM đo cột cờ là hoạt động STEM làm phân bón hữu cơ từ lá cây khô của Đội xung phong lớp 11A7.

Học sinh trình bày dự án “Làm phân bón hữu cơ từ lá cây khô”

Trong quá trình chăm sóc công trình tự giác, thay vì sử dụng những loại phân có sẵn tại cửa hàng, thì Đội xung kích đã chọn cách ủ lá cây khô thành phân hữu cơ. Cách làm này vừa đơn giản khi tận dụng được những nguyên liệu có sẵn, tưởng chừng như chỉ có thể bỏ đi. Đồng thời lại giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. Các em đã đưa ra được quy trình ủ lá cây khô và đã có sản phẩm để chăm bón cho cây trong công trình tự giác.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Hiệu trưởng và Thầy giáo Lê Văn Tiến, Tổ trưởng tổ Toán trao thưởng cho đại diện nhóm thực hiện STEMCô giáo Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Hiệu trưởng và Thầy giáo Lê Văn Tiến, Tổ trưởng tổ Toán trao thưởng cho đại diện nhóm thực hiện STEM

Thực hiện giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay.

Buổi ngoại khóa còn có sự kết nối, giao lưu với cựu học sinh lớp A1 niên khoá 1997-2000. Ra trường cách đây hơn 20 năm, dưới mái trường thân thương – nơi lưu giữ bao kỉ niệm, bao dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người ở tuổi học trò. Nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Và hôm nay, sau hơn 20 năm xa mái trường cựu HS lớp A1 niên khoá 1997-2000 lại về thăm trường xưa với bao kỷ niệm đầy ắp lại ùa về, theo dòng cảm xúc ấy và để tri ân mái trường, thầy, cô. Tập thể lớp A1 niên khoá 1997-2000 có bó hoa tươi thắm xin gửi đến Nhà trường và thầy giáo chủ nhiệm thay cho lời tri ân từ đáy lòng.

Với mong muốn tạo nhịp cầu kết nối giữa các thế hệ học sinh trong Nhà trường, buổi Ngoại khóa đã kết nối với cựu HS lớp A1 niên khóa 1997-2000.để chia sẻ về tinh thần vượt khó trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường ở bậc THPT cũng như những kinh nghiệm học tập ở bậc Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp và định hướng chọn ngành nghề khởi nghiệp trong tương lai.

Cựu HS lớp A1, Tiến sĩ Lê Văn Tấn, công tác tại đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford chia sẻ với HS

Nhân dịp này, cựu HS lớp A1 niên khoá 1997-2000 có những xuất học học bổng, trao tặng đến những HS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống học tập và những xuất học bổng “Nuôi dưỡng nhân tài” dành trao tặng cho HS đạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh – THPT năm học 2020-2021, học sinh đạt giải trong Cuộc thi KHKT cấp tỉnh và 02 HS đạt huy chương Vàng trong Kỳ thi Olympic 10/3 lần thứ V năm 2021. Tổng giá trị học bổng là 15 triệu đồng.

Thầy Võ Quốc Phong, Phó Hiệu trưởng Phụ trách trường tặng hoa và trao Giấy chứng nhận cho đại diện cựu HS lớp A1 niên khoá 1997-2000

Cựu học HS lớp A1 trao học bổng cho HS có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập

Cựu học HS lớp A1 trao học bổng cho HS đạt giải Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, giải Nhì trong Cuộc thi KHKT cấp tỉnh và HS đoạt huy chương vàng Kỳ thi Olympic 10/3

Cựu học HS lớp A1 trao học bổng cho HS đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp tỉnh